15+ mẫu cột đá tự nhiên nguyên khối bền đẹp nhất 2023

Cột đá là hạng mục lớn giúp bảo vệ công trình vững chắc bền bỉ theo thời gian. Từ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, cột đá được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ tạo nên vẻ đẹp sang trọng và cuốn hút. Hãy cùng Đá mỹ nghệ Ninh Vân tìm hiểu về cột đá và chiêm ngưỡng 15+ mẫu cột đá tự nhiên nguyên khối bền đẹp nhất 2022 qua bài viết dưới đây nhé! 

Cột đá là gì? 

Cột đá là mẫu cột trụ có hình vuông hoặc hình tròn thường được sử dụng chủ yếu trong các công trình kiến trúc xây dựng chùa chiền, lăng mộ, miếu thời hoặc nhà thờ họ. Đây được xem là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong các công trình lớn với công dụng giúp nâng đỡ và giữ vững khối kiến trúc kiên cố, bền vững. 

Ngoài tác dụng nâng đỡ, cột đá còn được sử dụng với mục đích trang trí. Việc sử dụng cột đá không chỉ mang đến nét cổ kính mà còn góp phần gia tăng vẻ sang trọng và cuốn hút cho công trình. Vì thế, không chỉ sử dụng trong các công trình kiến trúc tâm linh, cột đá ngày nay còn được ứng dụng phổ biến hơn trong các công trình nhà ở. 

Cột đá được chế tác từ các loại đá nguyên khối, thường được khai thác chủ yếu từ các dãy núi lâu đời ở nước ta. Các loại đá đa phần được tuyển chọn từ những mẫu đá đẹp nhất như đá xanh rêu, đá granite, đá xanh đen,… Hơn nữa, việc sử dụng đá để chế tác cột sẽ giúp gia tăng độ bền vững của sản phẩm theo thời gian.   

Cột đá được chia thành nhiều loại và mỗi loại đóng một vai trò riêng biệt. Một số mẫu có thể kể đến như: Cột cổng bằng đá, cột nhà bằng đá, cột trụ dựng nhà, cột trụ dựng chùa,…. Bên cạnh đó, mỗi loại cột đều sẽ được khắc họa với đa dạng các loại họa tiết khác nhau mang đậm nét cổ kính và thể hiện rõ phong tục tập quán của người Việt Nam ta từ thời xa xưa như: Hình rồng phượng, hình hoa sen,…

Mẫu cột đá tự nhiên đẹp

Xem thêm mẫu

Ý nghĩa của cột đá đẹp trong đời sống tâm linh

Theo quan niệm tâm linh, cột đá có vai trò ý nghĩa rất lớn đối với người Việt Nam từ thời xưa. Đặc biệt là trong kiến trúc nhà thờ họ, sản phẩm này lại càng có ý nghĩa đặc biệt. Cột đá thường được biết đến với hai ý nghĩa chính: 

Chống lại tà ma: Cột đá có hình dạng chắc chắn và sừng sững, vì thế nó được biết đến với ý nghĩa giúp chống tà ma và tà khí xâm nhập vào nơi ở hoặc nơi thờ cúng thiêng liêng. Các nơi đó có thể là nhà thờ tổ hoặc nhà thờ họ với mục đích giúp bảo vệ bình an, sự trường tồn và ấm no cho cả gia tộc. Ngoài ra, việc xây dựng cột đá trong các nơi thờ cúng còn giúp giữ cho không gian trong sạch và thanh tịnh. 

Thu hút linh khí: Ngoài xua đuổi tà khí xâm nhập, cột đá còn là nơi giúp thu hút linh khí của trời đất và tạo nên sức mạnh giúp bảo vệ con cháu đời sau luôn bình an và phát triển. Chính vì lý do đó, trong các thiết kế nhà thờ họ, các mẫu cột đá sẽ được xây dựng rất cầu kỳ và được kết hợp với nhiều họa tiết điêu khắc đẹp mắt. 

Cấu tạo của cột đá

Cột đá là hạng mục quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong các công trình lớn, bởi nó là điểm trụ lực chính giúp nâng đỡ cả khối kiến trúc. Vì thế, cột đá thường được cấu tạo chắc chắn với 3 bộ phận chính: Phần đầu, phần thân và phần chân.

Phần đầu cột đá

Phần đầu cột

Phần đầu cột còn được gọi với tên khác là phần cột lửa, thường được lắp đặt ở phía trên cùng và luôn có tỷ lệ cân đối với hai phần còn lại. Tùy thuộc vào mỗi công trình, phần đầu cột sẽ được tính toán kích thước và kiểu dáng phù hợp nhất. Chẳng hạn như cột đồng trụ nhà thờ, đa số các mẫu cột đều sẽ được thiết kế hết sức tinh tế và thường phần đầu cột sẽ có hình cột lửa cháy cao hoặc tượng con nghê. Đây đều là các biểu tượng thể hiện sự uy nghi, sự trường tồn với vai trò giúp bảo vệ từ đường và cho cả dòng họ. Vì thế, khi thi công mẫu cột này, người thợ luôn phải điêu khắc một cách cẩn thận và tỉ mỉ nhất.

Phần thân cột

Phần thân cột được chia thành hai dạng chính gồm cột vuông và cột tròn. Thông thường, thân cột sẽ có chiều dài tương ứng với kích thước thực tế của kiến trúc và phải sử dụng những khối đá lớn để xây dựng nhằm tránh mất đi tính liên tục của bức tranh điêu khắc. Đồng thời, các loại đá sử dụng phải có độ cứng và độ bền cao để giúp phần thân cột được vững chắc, có khả năng chống đỡ nền móng. 

Ngoài ra, thân cột thường được thiết kế với nhiều khoảng trống nên được các người thợ điêu khắc thêm các mẫu hoa văn tinh xảo khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sở thích của khách hàng. Hầu hết, những loại hoa văn này có thể là các bức tranh tứ quý bốn mùa (tùng, cúc, trúc, mai), hình ảnh tứ linh (long, lân, quy, phụng) hoặc những câu đối chữ Nôm hay Hán với ý nghĩa tốt đẹp và cầu chúc mọi việc thuận lợi.

Phần thân cột đá
Phần chân cột đá

Phần chân cột

Phần chân cột được xem là phần đóng vai trò quan trọng. Bởi nó góp phần tạo nên sự cân bằng và chắc chắn cho các phần bên trên, đồng thời cũng là phần chịu toàn bộ tải trọng của cột. Vì thế, kích thước của phần chân cột luôn được thiết kế lớn hơn so với hai phần còn lại và thường được chế tác từ các tảng đá nguyên khối.

Chân cột thường có hai hình dạng chính là hình trụ vuông hoặc hình trụ tròn và được chế tác thành các hình ảnh hoặc họa tiết đơn giản nhưng không kém phần sang trọng. Những họa tiết đó có thể gồm: Hình hoa sen, lá lan,…

Cột đá có những loại nào?

Thông thường, cột đá sẽ được phân loại dựa theo 3 cách: Theo công trình và kiến trúc, theo hình dáng, theo chất liệu đá. Dưới đây là cách phân loại cột đá chi tiết: 

Phân loại cột đá theo từng loại công trình, kiến trúc

Nếu phân loại theo từng công trình hoặc kiến trúc thì cột đá sẽ bao gồm:

Cột hiên

Cột hiên là một trong các loại cột được đặt trong công trình nhà ở. Loại cột này thường được đặt ở ngoài hiên nhà và có chiều cao thấp nhất trong các loại cột. Cột hiên không chỉ có vai trò nâng đỡ mái hiên mà còn góp phần trong việc giúp thoát nước, tránh gây ứ đọng nước trên mái.

Ngoài sử dụng ở kiến trúc nhà ở, cột hiên còn được đặt ở nhà thờ họ hoặc từ đường. Cột hiên ở nhà thờ họ cũng là phần cột ở đằng trước cửa chính nên rất được chú trọng cả về thiết kế lẫn chạm khắc. Các họa tiết điêu khắc này thường là hình ảnh tứ linh, tứ quý hoặc các câu đối chữ. Đồng thời, cột hiên nhà thờ họ thường được làm bằng đá hoặc gỗ quý.

Cột đồng trụ đá 

Cột đồng trụ đá là một dạng của cột đá, được sử dụng chủ yếu trong các công trình kiến trúc tâm linh và thường được đặt hai bên của gian chính hoặc hai bên cổng đá. Chính vì vị trí đặt hai bên, cột đồng trụ thường được nhiều người xưa ví như “người gác cửa” bảo vệ chốn linh thiêng. Đặc biệt trong nhà thờ họ, cột đồng trụ đá còn có vai trò trấn giữ, canh gác mang đến sự bình yên cho cả gia tộc. 

Cột đồng trụ đá thường được làm bằng gỗ hoặc đá. Tuy nhiên, nhiều người lại ưa chuộng sử dụng đá hơn gỗ bởi nó có ưu điểm giúp chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết, giúp bảo vệ cột mãi bền vững theo thời gian . Ngoài phần vật liệu, công đoạn chế tác cột cũng được hết sức chú trọng. Các họa tiết khắc họa trên cột luôn được chạm trổ một cách chi tiết và tỉ mỉ.  

Cột đá trong nhà

Cột đá trong nhà hay còn gọi là cột trụ với vai trò giúp nâng đỡ phần mái và tạo thế vững chãi, kiên cố cho ngôi nhà. Vì thế, cột trụ là phần không thể thiếu nếu muốn xây một ngôi nhà kiên cố. Cột càng chắc thì ngôi nhà càng vững.

Cột đá hiên nhà

Cột hiên

Cột đá trong nhà

Cột đá trong nhà

Cột đồng trụ đá

Cột đồng trụ nhà thờ, đình chùa

Phân loại theo hình dạng

Ngoài phân loại dựa theo công trình và kiến trúc, cột đá còn được phân loại dựa vào hình dạng. Cột đá có hai dạng chính là cột vuông và tròn:

Cột đá tròn

Đây là dạng cột được sử dụng phổ biến trong các thiết kế mẫu cột. Bởi xét về mặt tâm linh, hình tròn đại diện cho sự tròn đầy, trọn vẹn, vĩnh cửu và trường tồn. Chính vì lý do đó, cột tròn thường được ưu ái và lựa chọn sử dụng trong các công trình làm cột hiên hoặc cột bên trong nhà ở.

Cột đá tròn là dạng cột được thiết kế theo dạng khối trụ tròn với kết cấu ba phần gồm: Phần bệ đỡ, thân cột và đầu cột. Trong đó, sự khác biệt lớn nhất giữa hình dạng này với dạng vuông chính là phần thân cột sẽ có hình trụ tròn. Ưu điểm của dạng cột này là có độ bền cao, hạn chế tình trạng hư hại và có thể bền vững theo thời gian. Bên cạnh đó, các mẫu hoa văn khi chạm khắc trên cột tròn cũng sẽ tạo cảm giác mềm mại, liền mạch và có giá trị thẩm mỹ hơn khi nhìn vào.

Cột đá vuông

So với cột đá tròn, cột đá vuông được thiết kế với dạng hình trụ vuông với các đường nét góc cạnh rõ ràng với ý nghĩa thể hiện sự uy nghi và mạnh mẽ. Vì thế, nó thường được sử dụng để làm cột sảnh, cột hiên hoặc thậm chí là cột hàng rào trong các đền chùa.

Không chỉ khác biệt về hình dạng, hoa văn chạm khắc trên hai cột hình tròn và vuông cũng khác nhau rõ rệt. Nếu ở cột tròn, người ta thường chạm khắc hình rồng phượng thì hoa văn được sử dụng phần nhiều ở cột vuông sẽ là bức tranh tứ linh, tứ quý hoặc các câu đố đối xứng. 

Cột đá tròn

Cột đá tròn

Cột đá vuông

Cột đá vuông

Phân loại theo chất liệu đá

Có thể nói, cột làm bằng đá là một trong những mẫu thiết kế được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Lý do là bởi vật liệu gỗ quý ngày càng khan hiếm, các loại vật liệu khác lại không bền đẹp như đá. Vì thế, trong các công trình xây dựng, người ta thường sử dụng đá để chế tác cột.

Mặc dù trong tự nhiên có rất nhiều loại đá đẹp nhưng không phải loại đá nào cũng đạt yêu cầu để có thể sử dụng làm cột. Theo kinh nghiệm của những người thợ lành nghề, đá được tuyển chọn phải là loại cứng nhất, có độ bóng, độ bền cao, họa tiết trên đá phải đẹp và có thể dễ dàng chế tác thành những các bức họa. Một số loại đá có thể kể đến như: Đá xanh tự nhiên, đá hoa cương, cẩm thạch và đá vàng.

Cột đá làm từ đá xanh tự nhiên

Đá xanh tự nhiên là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong chế tác cột đá và rất dễ tìm thấy ở các vùng Ninh Bình và Thanh Hóa. Sở dĩ loại đá này được yêu thích và ưa chuộng như vậy là do nó có các ưu điểm như: Màu sắc trang nhã, mẫu mã đẹp và có khối lượng lớn phù hợp yêu cầu chế tác cột.

Ưu điểm của loại đá này là có màu sắc trang nhã, mẫu mã đẹp và có khối lượng lớn phù hợp yêu cầu chế tác cột. Bên cạnh đó, các họa tiết hoa văn trên đá cũng được điêu khắc một cách chi tiết và tỉ mỉ nên thường mang đến giá trị thẩm mỹ cao. Vì thế, hầu hết các công trình đều lựa chọn đá xanh để làm cột. 

Cột đá hoa cương 

Khác với các loại đá thường thấy, đá hoa cương là loại đá có nhiều màu sắc với những đường vân độc lạ. Đây cũng là một trong những vật liệu thiết yếu và được sử dụng phổ biến trong các công trình làm cột. Bởi nó mang đến giá trị thẩm mỹ cao không chỉ về màu sắc và đường vân tự nhiên mà còn giúp tạo sự nổi bật cho công trình. Vì thế, những mẫu cột đá hoa cương đẹp luôn nhận được sự quan tâm và yêu thích của khách hàng. Nhờ đó, các mẫu cột làm bằng loại đá này luôn được đặt thi công nhiều nhất.

Cột đá xanh tự nhiên

Cột đá xanh tự nhiên

Cột đá hoa cương

Cột đá hoa cương

Cột đá cẩm thạch

Cẩm thạch là loại đá quý hiếm và có giá trị cao so với các loại đá mỹ nghệ hiện nay. Chính vì thế, ngày nay, cùng với sự phát triển của kỹ thuật hiện nay, nhiều công trình xây dựng đã sử dụng đá giả cẩm thạch thay vì đá thật. Các loại đá giả cẩm thạch này không chỉ có lớp vỏ cấu tạo mà màu sắc và đường vân cũng giống y đá thật. Đặc biệt, khi được đánh bóng, những mẫu cột làm bằng đá này sẽ trở nên sáng bóng nên nhìn vào sẽ khó phân biệt được thật giả. Ngoài ra, việc sử dụng các mẫu cột đá cẩm thạch trong thiết kế nhà ở còn giúp mang đến vẻ đẹp sang trọng, nguy nga và lộng lẫy hơn. 

Cột đá làm từ đá vàng

Nếu cột đá xanh sử dụng cho công trình nhà thờ, cột đá cẩm thạch hoặc hoa cương sử dụng trong nhà ở thì mẫu cột đá làm từ đá vàng lại có thể sử dụng ở cả hai kiểu kiến trúc. Những kiểu kiến trúc thuộc phong cách hoàng gia hoặc hơi hướng cổ kính thì hầu hết đều ưa chuộng sử dụng mẫu cột này trong thiết kế xây dựng. 

Đá vàng là loại vật liệu có độ bền, độ cứng cao, màu sắc trang nhã và đường vân đẹp. Bên cạnh đó, loại đá này còn rất dễ chế tác giúp các nghệ nhân có thể dễ dàng điêu khắc nhiều họa tiết đẹp mắt.  

Cột đá cẩm thạch

Cột đá cẩm thạch

Cột đá vàng

Cột đá vàng

Kích thước cột đá chuẩn phong thủy

Trước khi tiến hành thi công các mẫu cột đá thì gia chủ luôn cần phải xem xét đến các yếu tố phong thủy. Trong đó, kích thước là một trong các yếu tố quan trọng. Theo đó, cột đồng trụ sẽ có chiều cao từ  4,5m đến 5,5m và đường kính phải từ 40cm đến 50cm. Mặc khác, với những cột có kích thước nhỏ thì tổng chiều cao của cột nên là  2,61m. Nếu cột vuông, chiều dài cạnh phải 25cm và đế vuông có cạnh dài 40cm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào yêu cầu cũng như chi phí của khách hàng, kích thước của các loại cột đá có thể thay đổi. 

Bản thiết kế cột đá 2D

Bản vẽ thiết kế kích thước 2D

Bản thiết kế cột đá đẹp 2D

Bản vẽ mô phỏng cột đá 3D

Ý nghĩa tâm linh của hoa văn, câu đối điêu khắc trên cột đá

Mỗi một loại hoa văn, câu đối được khắc trên các cột đá đều mang trong mình những ý nghĩa khác nhau. Nhưng chung quy lại, chúng đều thể hiện lòng thành kính, sự tưởng nhớ và là lời mong cầu tốt đẹp của người còn sống dành cho người đã khuất.

Hoa sen

Hoa sen được xem là Quốc hoa của Việt Nam. Loài hoa này tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp của người dân nước Nam, đó là sự trong sáng, thuần khiết trong tâm hồn và ý chí mãnh liệt và sức sống mạnh mẽ. Chính vì những ý nghĩa cao đẹp đó, hoa sen thường được các nghệ nhân điêu khắc trên các tác phẩm nghệ thuật, các loại cột đá, lăng mộ…

Thông thường, người ta sẽ chạm khắc nổi lên bề mặt mộ đá để tạo nên sự nổi bật, cổ kính và trang nghiêm, nhưng vẫn không kém phần tinh tế cho tổng thể công trình.

Rồng phượng

Rồng Phượng là hai trong tứ linh của người Việt gồm có Long, Lân, Quy, Phượng. Vì thế, hai linh vật này mang trong mình những ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt. 

Các nghệ nhân sẽ điêu khắc hình ảnh Rồng và Phượng ở hai bên cột đá để tạo nên một vẻ đẹp cổ kính, trang trọng và uy quyền cho nơi an nghỉ của người quá cố. Hình tượng Rồng Phượng chính là đại diện cho mong ước tốt đẹp mà người còn sống dành cho người đã khuất, mà nó còn là sợi dây gắn kết hai thế giới tâm linh. 

Thông thường, hình ảnh Rồng sẽ được khắc cuộn mình quanh cột và hướng bay lên trời, đây là biểu tượng cho quyền năng vô hạn và sức mạnh phi thường. Còn Phượng sẽ được khắc thiên về hình ảnh tao nhã và quyền quý hơn, thể hiện sự tưởng nhớ của con cháu đối với người thân, tổ tiên, ông bà đã khuất.

Tứ linh

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, thì tứ linh sẽ gồm có 4 linh vật, đó là Long, Lân, Quy, Phụng. Điều này bắt nguồn từ truyền thuyết về bốn vị thần: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. 

Tứ linh đại diện cho những điều tốt đẹp, cho quyền năng và sức mạnh đặc biệt. Hoa văn tứ linh cũng từ đó được xem như sự giao thoa giữa các yếu tố tự nhiên trong đất trời.

Ngoài ra, còn có quan niệm khác cho rằng, tứ linh là bốn nguyên tố tạo nên đất trời, hội tụ được bốn nguyên tố đó sẽ mang lại nguồn năng lượng tốt đẹp. Vì lẽ đó mà hình ảnh tứ linh thường được thấy trên các cột đá, các vật phong thủy hay các tác phẩm nghệ thuật mang tính dân tộc.

Tứ bình

Tứ bình bao gồm: Tùng – Cúc – Trúc – Mai mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 mùa trong năm. Khi các hoa văn tứ quý được chạm khắc trên cột đá, chúng thường mang ý nghĩa đại diện cho truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Tứ bình là bức tranh bốn mùa gồm có Xuân – Hạ – Thu – Đông, đại diện cho các mùa ấy sẽ có bốn loài cây Mai – Trúc – Cúc – Tùng. Mỗi một loài cây lại mang theo những ý nghĩa riêng biệt như sau:

  • Cây Mai – Mùa Xuân: là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, bất diệt.
  • Cây Trúc – Mùa Hạ: là đại diện của cốt cách kiên cường, hiên ngang vững chãi. 
  • Cây Cúc – Mùa Thu: là đại diện của sự trường sinh, phúc lộc dồi dào.
  • Cây Tùng – Mùa Đông: biểu tượng của sự trường thọ, đại diện cho phẩm chất tốt đẹp của người Việt bao đời nay, đó là lòng dũng cảm, anh hùng.

Câu đối

Câu đối được xem là một trong những nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam. Ngày xưa, người ta thường dùng những câu văn đi song đôi với nhau nhằm nói lên suy nghĩ, quan điểm của bản thân về một vấn đề nào đó. “Đối” chính là sự cân bằng, đối xứng, và thường những người có học thức thời xưa mới hiểu và chơi câu đối với nhau

Cho đến ngày nay, câu đối vẫn còn được giữ gìn và sử dụng rộng rãi như: treo câu đối trong nhà, bình phong, trang trí câu đối, hoặc chúc Tết… Trên các cột đá, câu đối cũng được chạm khắc một cách tinh tế nhằm truyền tải những ước mong tốt đẹp của người tại thế dành cho người quá cố.

Báo giá cột đá Ngọc Bích

Bảng báo giá cột đá sau khi thiết kế, thi công và hoàn thiện dựa trên các yếu tố:

  • Chất liệu đá: Các loại đá khác nhau như: đá xanh rêu, đá xanh đen, đá trắng, đá vàng, đá hoa cương,…có mức giá khác nhau và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của cột đá.
  • Kích thước: Những cột đá có kích thước càng lớn thì chi phí càng cao
  • Họa tiết điêu khắc: Các họa tiết càng tinh xảo và độ khó càng cao thì đòi hỏi người thợ phải có tay nghề điêu luyện để chạm khắc đúng yêu cầu kỹ thuật nên lương cho người thợ cũng đắt hơn. Ngoài ra, nếu các mẫu cột đá phức tạp yêu cầu thời gian gấp rút thì sẽ cần nhiều nhân công để hoàn thiện nên mức chi phí rất cao.
  • Địa điểm lắp đặt: Cột đá thường có kích thước rất lớn nên phải có xe chuyên dụng để vận chuyển và hỗ trợ cho việc lên xuống cũng như di chuyển. Nếu địa điểm thi công ở địa hình hẻo lánh, trắc trở thì phải thêm chi phí cho việc vận chuyển, bốc hàng và thi công cột đá.

Hiện nay, giá cột đá dao động từ 3 triệu 500 đến khoảng hơn 60 triệu. Khi thi công cột đá, khách hàng nên tìm hiểu trước các yếu tố ảnh hưởng đến giá cũng như liên hệ: 0949.106.918 để được tư vấn

Báo giá cột đá

Báo giá cột đá Ngọc Bích

Quy trình chế tác, lắp đặt cột đá tại cơ sở đá mỹ nghệ Ninh Vân

Đá mỹ nghệ Ninh Vân là một trong những đơn vị lâu năm nhất chuyên sản xuất những sản phẩm đá mỹ nghệ thủ công có tiếng tại làng nghề Ninh Vân – Ninh Bình. Mỗi sản phẩm của chúng tôi luôn được chế tác từ những tảng đá nguyên khối có chất lượng tốt nhất, mỗi chi tiết trên từng mẫu mã cũng được khắc họa một cách chi tiết và tỉ mỉ.

Vì thế, để có thể làm ra một sản phẩm đạt yêu cầu, quy trình chế tác phải trải qua rất nhiều công đoạn như lập bản thiết kế, lắp đặt, sản xuất,… Dưới đây là 6 bước quy trình cụ thể:

Bước 1: Ghi nhận thông tin 

Những khách hàng khi có nhu cầu lắp đặt cột đá thì có thể liên hệ trực tiếp cơ sở qua để được tư vấn nhanh nhất. Sau khi tiếp nhận thông tin, đá mỹ nghệ Ninh Vân sẽ đưa ra những tư vấn cụ thể như mẫu mã, chất liệu, thiết kế,…phù hợp với công trình và nhu cầu mà khách hàng đưa ra.  

Bước 2: Khảo sát địa hình

Đây là bước quan trọng và cần thiết trong quy trình chế tác và lắp đặt cột đá. Việc khảo sát địa hình sẽ giúp đưa ra số liệu chính xác về kích thước cũng như vị trí đặt cột đá phù hợp theo phong thủy. Nhờ đó, chúng tôi có thể đưa ra bản phác thảo phù hợp theo ý tưởng và yêu cầu của khách. 

Bước 3: Phác thảo các bản vẽ 2D, 3D và báo giá cho khách hàng

Sau khi khảo sát địa hình thực tế, cơ sở đá mỹ nghệ Ninh Vân sẽ bắt đầu phác thảo các bản vẽ 2D và 3D để giúp khách hàng có thể hình dung sản phẩm rõ ràng nhất. Sau đó, cơ sở sẽ tính toán và báo tổng chi phí cụ thể.

Bước 4: Thực hiện quy trình ký kết hợp đồng

Hai bên sẽ bắt đầu ký kết hợp đồng sau khi đã thỏa thuận và thống nhất toàn bộ điều khoản. Việc ký kết không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng mà còn giúp đảm bảo về chất lượng cũng như tiến độ của sản phẩm.

Bước 5: Chế tác sản phẩm theo yêu cầu

Các nghệ nhân sẽ bắt đầu chế tác sản phẩm cột đá theo số liệu và bản vẽ đã phác thảo. Thời gian chế tác sẽ phụ thuộc vào độ khó hay dễ của sản phẩm.

Bước 6: Lắp đặt thi công và bàn giao

Tùy thuộc vào vị trí địa lý và địa hình công trình, thời gian lắp đặt sẽ dài hoặc ngắn. Sau khi lắp đặt, cơ sở đá mỹ nghệ Ninh Vân sẽ kiểm tra lần nữa, bàn giao sản phẩm và kết toán hợp đồng với khách hàng. 

Đá mỹ nghệ Ninh Vân – Địa chỉ chế tác cột đá uy tín, giá rẻ

Làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân là một trong những làng nghề nổi tiếng, là nơi lưu giữ văn hóa chạm khắc đá từ xa xưa. Với đội ngũ nhân viên có tay nghề, chúng tôi có bề dày kinh nghiệm trong thi công các công trình bằng đá quy mô nhỏ, lớn trên cả nước. Các mặt hàng của chúng tôi đều được chế tác từ đá thiên nhiên như: Lăng thờ đá, tượng đá, khu lăng mộ, mộ đá, con giống, cuốn thư, Đình chùa, cột đá,…Dựa vào kỹ thuật điêu luyện, chúng tôi chạm khắc nên những đường nét chìm nổi theo các tích cổ hoặc cảnh mới trên các mặt hàng. Ngoài ra, làng nghề mỹ nghệ Ninh Vân cũng cung cấp các dịch vụ khác như:

  • Thiết kế – thi công đá theo yêu cầu khách hàng
  • Thiết kế – chế tác các sản phẩm từ đá
  • Chăm sóc và bảo dưỡng đá tự nhiên sau thi công.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về cột đá, cột đồng trụ đá, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những mẫu cột này nhé.

Đá mỹ nghệ Ngọc Bích tự hào là đơn vị cung cấp những sản phẩm lăng mộ đá mỹ nghệ chất lượng, uy tín hàng đầu. Chúng tôi luôn quan niệm rằng, kinh doanh là phải có tâm - có tầm. Cái tâm với nghề là điều mà chúng tôi luôn gìn giữ suốt nhiều năm hoạt động. Chính điều này đã tạo nên thương hiệu Đá mỹ nghệ Ngọc Bích nổi tiếng tại làng đá Hoa Lư, Ninh Bình.

Địa chỉ : Làng đá Ninh Vân - Hoa Lư - Ninh Bình

Email: langmodep.vn@gmail.com

Điện thoại: 0949.106.918

Website: langmodep.vn